Lưu ý trong quá trình ngân ủ hạt lúa giống .

Hạt thóc giống hút nước đạt độ ẩm cần thiết và phải có nhiệt độ phù hợp mới có thể nảy mầm. Nhiệt độ ấm áp rất cần để tăng cường các hoạt động ở bên trong hạt giống và do đó đẩy mạnh sự phát triển của phôi. Ngược lại, nhiệt độ thấp làm giảm các hoạt động ở bên trong hạt giống, nhiệt độ quá cao sẽ làm chết phôi mầm hạt thóc. Điều kiện để hạtADI30 gieo ngay 15 thóc nảy mầm tốt nhất là ở nhiệt độ xung quanh 30-35oC, trên 40oC hoặc thấp dưới 10oC đều không có lợi cho quá trình nảy mầm. Trong quá trỉnh ủ, bản thân đống hạt hô hấp cũng tạo ra nhiệt lượng để xúc tiến nảy mầm. Nếu ngâm ủ với khối lượng hạt giống nhỏ, dễ bị thiếu nhiệt nên hạt giống nảy mầm chậm. Có thể dùng nước ấm tưới vào hạt giống để hạt hút ẩm, tăng cường hô hấp sẽ nảy mầm mạnh hơn. Như vậy, trong vụ hè thu và vụ mùa ngâm ủ trong điều kiện nhiệt độ cao, hạt dễ nảy mầm, thời gian ngâm ủ ngắn; trái lại vụ chiêm xuân ở miền Bắc, ngâm ủ trong điều kiện nhiệt độ thấp nên thời gian ngâm ủ kéo dài hơn. Tương tự, trong điều kiện ruộng mạ, nếu ta tiến hành gieo mạ trong điều kiện quá lạnh hoặc quá nóng cũng rất khó khăn cho quá trình sinh trưởng, phát triển của các mầm thóc, của cây mạ. Vấn đề lựa chọn thời điểm ngâm ủ, gieo mạ và các biện pháp kỹ thuật phải được chú ý để tạo điều kiện cho việc gieo mạ được thuận lợi và hiệu quả. Ở miền Bắc, trong vụ đông xuân lạnh, để đảm bảo mùa vụ hiện nay nông dân đang áp dụng rộng rãi kỹ thuật “mạ che phủ nilon” ngay từ khi bắt đầu gieo mạ.