Giải pháp cho cây lúa vùng đất phèn

Trong canh tác nông nghiệp nhiều người quan tâm đến tính chất đất canh tác, trong đó nói nhiều đến tính chua phèn của đất, sự suy thoái đất làm cho đất trở nên chua hơn và đặc tính này được thể hiện bằng chỉ số pH đất.

Giới hạn pH đất quá thấp (pH <4.5) – đất rất chua, pH đất phổ biến (4.5< pH <5.5) – đất chua và pH đất thích hợp cây trồng sinh trưởng mạnh (5.5).

08-54-35_nh_-_khong_top-green_xu_ly_tot_dt_phen_cho_vung_dt_lu

Việc đất có pH quá thấp gây ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng và phát triển của cây trồng, cây hấp thu dinh dưỡng khó khăn hơn, nấm bệnh trong đất nhiều hơn dẫn đến gia tăng chi phí sản xuất, thiệt hại về năng suất cây trồng.

Nông dân quanh năm bán mặt cho đất bán lưng cho trời, bám đất bám vườn phát triển kinh tế nông nghiệp, luôn gặp phải tình trạng cây trồng sinh trưởng kém, sâu bệnh tấn công, chi phí phân bón ngày một tăng. Năng suất phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết dù đã áp dụng nhiều biện pháp canh tác khác nhau và việc tìm ra giải pháp hiệu quả để canh tác trên vùng đất nhiễm phèn và đất ngày càng chua hóa chưa thật sự thành công.

Lúa có thể cùng một lúc bị phèn và ngộ độc hữu cơ. Lúc này nếu bị một trong hai hiện tượng này hoặc cùng cùng một lúc bị hai loại thì lúa rất dễ bị hại và hại nặng hơn thời kỳ lúa con gái. Lý do chính là thời kỳ này quyết định số gié, số hoa, số hạt và cả tỷ lệ hạt chắc trên bông. Thời kỳ trên cây cũng chỉ còn khoảng 4 lá nữa là trổ bông. Không có khả năng đâm chồi ra lá thêm nữa. Cây nào, dảnh nào chết là mất và bị giảm năng suất. Vì vậy, bằng mọi giá phải cứu cho lúa khỏi bị phèn hại.

Lúa làm đòng

Mặt khác thời kỳ này là thời kỳ xung yếu, vì vậy bất kỳ một tác động bất lợi nào gây nên cho cây lúa thì sẽ bị nặng hơn các thời kỳ trước đó. Khi phát hiện lúa bị ngộ độc hữu cơ hay bị phèn hại thì cách khắc phục cũng như cách đã nêu đối với lúa thời kỳ con gái. Chỉ khác cơ bản là lúa thời kỳ này bón nặng Kali, giảm lượng đạm và lân xuống. Sau khi bón vôi, để 2 – 3 ngày rồi bón thúc đạm, lân, kali. Lúc này nếu có phân trộn NPK theo tỷ lệ N:P:K = 1-1-2 hoặc 1-1-3 thì bón cho lúa là tiện lợi hơn cả. Ở các vùng đất phèn của miền Bắc, ba 2con nên dùng phân bón chuyên dùng cho lúa hiệu Đầu Trâu L2 để bón.

Ở vùng ĐBSCL, bà con nên dùng loại NPK của Đầu Trâu TE-02 để bón. Chỉ cần bón 10 -15 kg/1 công lúa là phù hợp. Chú ý những đám ruộng lúa quá tốt thì không nên bón thêm phân có chứa đạm. Nên áp dụng phương pháp bón vá áo để cho ruộng lúa được đồng đều. Cần giữ nước nông thường xuyên cho đến khi lúa chín. Nếu chủ động được nước thì nên tháo cạn khi lúa chắc xanh, rồi cho nước vào đến trước khi thu hoạch khoảng 1 tuần ta lại tháo cạn. Ở thời kỳ này, nếu thấy ruộng lúa có hiện tượng vàng lá từng mảng là ta phải tiến hành xử lý ngay, có thể tập trung ưu tiên xử lý ở khu vực bị hại, còn các chỗ khác tiến hành chăm sóc theo lịch đã định.

Bà con có thể sử dụng 1 trong những vật liệu ghi trong bảng sau để xử lý, hiệu quả sẽ tốt hơn.

 Bảng Các vật liệu dùng để xử lý độc (Al, Fe) trong ruộng lúa

(Achim Dobermann và Thomas Fairhurst, 2000)