KỸ THUẬT TRỒNG NGÔ NẾP LAI ADI600

KỸ THUẬT TRỒNG NGÔ NẾP LAI ADI600

Ngô nếp lai ADI600 là giống ngô được Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Thương Mại Và Phát Triển Nông Nghiệp ADI nhập khẩu và chọn lọc qua nhiều năm, đây là giống có tiềm năng năng suất cao( từ 18 – 20 tấn bắp tươi/ha), chống chịu sâu bệnh tốt, tỷ lệ nảy mầm cao( đạt trên 90%), cây con khỏe, chất lượng bắp ăn tươi thơm, ngon, dẻo, ngọt… để trồng và chăm sóc ngô nếp lai ADI600 đạt hiệu quả cao người trồng cần quan tâm tới các yếu tố kỹ thuật sau:

  1. Thời vụ gieo trồng.

ADI600 có thể trồng được nhiều vụ trong năm, tuy nhiên khi trồng cần tránh ngô phân râu trỗ cờ vào thời tiết nắng nóng kéo dài trên 370C hoặc lạnh dưới 150C.

–         Vụ xuân: thời gian gieo trồng xoay quanh tết lập xuân từ 20/1 – 25/2

–         Xuân hè: 10/5 – 25/6.

–         Hè Thu: 20/9 – 15/10.

  1. Kỹ thuật ngâm ủ

–         Để đảm bảo được tỷ lệ nảy mầm cao, khi mua ngô về người trồng cần phơi qua nắng nhẹ nhằm phá sự ngủ nghỉ của hạt.

–         Ngâm hạt trong nước ấm 2 sôi 3 lạnh từ 3 – 5h, sau đó ủ trong khăn ẩm hoặc tra trực tiếp xuống đất cát rồi giữ ẩm cho đến khi mầm mọc khỏi mặt đất.

  1. Mật độ, cách thức gieo trồng.

–         Để đảm bảo được năng suất cao người trồng cần đảm bảo được mật độ cây cách cây từ 28 – 30cm, hàng cách hàng từ 70 – 75cm.

–         Về cách thức gieo: có nhiều hình thức gieo khác nhau, có thể gieo trực tiếp 1hạt/hốc hoặc gieo trong vườn ươm, khi ngô đạt từ 2 -3 lá sẽ đưa ra ngoài ruộng. Đối với việc gieo hạt trong vườn ươm do tốn rất nhiều công chăm sóc nên chỉ áp dụng đối với các giống ngô có tỷ lệ nảy mầm thấp, cây con yếu. Đối với ngô ADI600, do ngô có tỷ lệ nảy mầm cao nên người trồng có thể tra trực tiếp 1 hạt/hốc, cây con lên khỏe, độ đồng đều cao, giảm công chăm sóc đầu vụ.

  1. Phân Bón

Lượng bón tùy theo từng chân đất, trên đất trung bình người trồng cần bón:

–         Đối với phân tổng hợp

+ Bón lót trước khi trồng: 500 – 600kg/ha NPK(5:10:3)

+ Bón thúc lần 1(khi cây ngô đạt từ 5 – 7 lá): bón 200kg NPK(12:5:10), 25 – 30kg đạm Urea kết hợp cùng với làm cỏ và vui sới gốc ngô.

+ Bón thúc lần 2( khi ngô đang bắt đầu xoáy nõn): Bón 200 kg NPK(12:5:10) kết hợp với 25 – 30kg Kali, kết hợp với vun cao gốc để tránh đổ ngã về sau.

–         Đối với phân đơn.

Loại phân Đơn vị tính Lượng bón(ha)
Phân hữu cơ tấn 8 – 10
Đạm Urea Kg 240 – 260
Supe lân Kg 400 – 500
Kaliclorua Kg 80 – 120

–         Cách Bón:

+ Bón lót: Bón toàn bộ phân hữu cơ + 20% đạm urea

+ Bón thúc lần 1( khi ngô được 8 – 15 ngày tuổi): bón 30% lượng Urea + 40% lượng Kaliclorua

+ Bón thúc lần 2( khi ngô được 25 – 30 ngày): bón 50% lượng Urea + 50% lượng Kaliclorua.

+ Bón thúc lần 3( khi ngô được 40 – 45 ngày): bón hết lượng phân còn lại.

  1. Chăm sóc và quản lý dịch hại trên ngô

5.1  Biện pháp chăm sóc

–         Đối với gieo hạt bằng hốc, trong 4 – 5 ngày đầu khi ngô chưa bật khỏi mặt đất phải thường xuyên dữ ẩm cho đất để giúp ngô nảy mầm được tốt nhất.

–         Khi ngô được 3 – 5 lá thật, cần tiến hành xử lý cỏ dại bằng các loại thuốc trừ cỏ chọn lọc có hoạt chất Atrazine như: Destruc 800WP để giúp quản lý được các loại cỏ khó trừ trên ngô.

–         Khi ngô được từ 7 – 10 lá ( khoảng 10 – đến 15 ngày tuổi), người trồng cần tiến hành vun gốc, bón thúc lần 1 theo liều lượng khuyến cáo ở trên.

–         Khi ngô bắt đầu xoắn nõn( khoảng 35 – 40 ngày tuổi), bổ sung nguồn nước, vun gốc để tránh đổ ngã về sau.

5.2  Biện pháp quản lý dịch hại

–         Sâu xám:

Sâu xám thường gây hại mạnh ở giai đoạn ngô từ 3 – 10 ngày tuổi.  Đối với sâu xám, đây là đối tượng khó trừ nên người trồng cần sử dụng các loại thuốc có tính xông hơi, tiếp xúc và vị độc như Supergun 600EC.  Sử dụng ½ lọ Supergun 600EC pha cho bình 16 – 18 lít nước phun vào chiều mát để trừ sâu xám hại ngô đạt hiệu quả cao nhất.

–         Sâu đục thân trên ngô

Sâu đục thân thường gây hại mạnh ở giai đoạn 30 – 45 ngày tuổi. Đối với sâu đục thân, người trồng cần điều tra sự phát sinh gây hại của sâu, khi thấy bướm sâu đục thân ngô nở rộ, sau 3 – 5 ngày cần tiến hành phun các loại thuốc có tính nội hấp và lưu dẫn kéo dài như: Kampon 600WP. Sử dụng 3 gói Kampon 600WP pha cho 2 bình 16 – 18 lít nước phun cho 1 sào 360m2

–         Bệnh rỉ sắt

Đây là bệnh gây hại phổ biến, ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng của người trồng ngô. Khi bệnh chớm xuất hiện cần tiến hành phun phòng bằng các loại thuốc đặc trị như: Athuoctop 480SC, đây là loại thuốc có tính nội hấp và lưu dẫn kéo dài, ngăn ngừa sự xâm  nhập và lây lan của bào tử nấm, giúp quản lý được bệnh rỉ sắt đạt hiệu quả cao nhất. Ngoài việc quản lý được nấm bệnh, Athuoctop 480SC còn giúp nuôi dưỡng lá đòng, giúp cây sinh trưởng phát triển được tốt hơn, tạo tiền đề gia tăng năng suất và chất lượng ngô về sau.

Sử dụng 1 lọ Athuoctop 480SC pho cho bình từ 16 – 18 lít nước, phun ướt đều lá ngô vào sáng sớm hoặc chiều mát sẽ quản lý bệnh rỉ sắt đạt hiệu quả cao nhất.

ADI CHO MÙA VÀNG BỘI THU