Giống lúa RVT hay chuyện ‘ỷ mạnh đạp lên lưng người khác’?

Nhận món quà RVT từ phó Thủ tướng, những người có công thanh lọc, thuần giống, nhân rộng và chia sẻ đã không hình dung có ngày mắc kẹt trong “Bản quyền”?

anh
Năm 2010, nguyên phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn, tặng cho tỉnh SócTrăng giống lúa RVT và ông Hồ Quang Cua chịu trách nhiệm tổ chức nhângiống.
Sau ba vụ, giống đã thuần. Ông Tạn vào thăm, tháp tùng có bà Trần KimLiên, tổng giám đốc công ty Giống cây trồng Trung ương (Vinaseed),muốn ông Cua chia cho Vinaseed 200kg lúa giống RVT. RVT chứng minh tính thích nghi rộng vùng lúa tôm ở bán đảo Cà Mau đến vùng Đồng Tháp Mười, cho đến Cần Đước, tỉnh Long An…
“Trong khoảng thời gian năm năm, từ khi (cố) phó Thủ tướng chuyển giao giống vào Sóc Trăng (tháng 2/2010) đến khi công ty đưa giống vào bán ởđồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) (vụ đông xuân 2015) đã không có bất kỳ hoạt động nào tại đây, còn nguồn giống gốc 1.000kg RVT đời G1, lại được chúng tôi sản xuất tại đây và chuyển về công ty”, ông Cua cho biết. “Việc nhân rộng giống siêu nguyên chủng, nguyên chủng, xác nhận có sự đóng góp rất lớn của KS Hồ Quang Cua và các trung tâm giống ĐBSCL”, theo ông Phan Văn Liêm, chi hội trưởng chi hội Thương mại giống cây trồng ĐBSCL.
Vậy mà, ngày 5/9/2016, Vinaseed, qua công văn số 1027/CV-CTG, phúc đáp công văn số 138/CV-TTGNNBL của giám đốc trung tâm Giống nông nghiệp Bạc Liêu, kiêm chi hội trưởng hiệp hội Thương mại giống cây trồng
ĐBSCL, lại ra điều kiện:
1. Đối với các trung tâm giống: công ty chúng tôi sẽ cung cấp giống gốc, chịu trách nhiệm kiểm định đồng ruộng, kiểm nghiệm về chất lượng hạt giống cung ứng ra thị trường.
2. Chúng tôi sẽ cung cấp toàn bộ bao bì mang thương hiệu của công ty cổ phần Giống cây trồng Trung ương. Các đơn vị hợp tác với công ty có trách nhiệm trả tiền bản quyền và chi phí sử dụng bao bì với số tiền 1.000 đồng/kg, và phải quyết toán chi phí với công ty theo từng vụ. Giống lúa thơm RVT được Nhà nước bảo hộ, vì vậy, bắt đầu từ vụ thu đông 2017, tất cả đơn vị muốn hợp tác với công ty phải có văn bản và ký hợp đồng cụ thể. Những trường hợp không có hợp đồng với công ty tức là đã vi phạm quy định của Nhà nước về việc bảo hộ giống cây trồng và vi
phạm luật Sở hữu trí tuệ, theo Vinaseed.
Ông Cua đã về hưu. Thứ trưởng bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN-PTNT) Bùi Bá Bổng, người ký thông tư số 09/2012/TT-BNNPTNT ban hành danh mục bổ sung giống cây trồng được phép sản xuất kinh doanh ở Việt Nam, trong đó có giống RVT, cũng đã về hưu

Vậy nên điều thứ trưởng Bổng nói “giống này chỉ được phép sản xuất ở các tỉnh phía Bắc và Tây Nguyên”, cũng “về hưu luôn”, không còn giá trị? Ông Phan Văn Liêm, cho biết: theo công văn số 04/2016/CV VSTA ngày 21.3.2016 của hiệp hội Thương mại giống cây trồng Việt Nam, thì giống RVT hiện tại đã được cấp văn bằng bảo hộ số 129.VN 2012 và cho sở hữu giống RVT thuộc Vinaseed.
Tuy nhiên, giống RVT chỉ được công nhận cho sản xuất ở các tỉnh phía Bắc và duyên hải Nam Trung bộ, nhưng năm 2015 – 2016, Vinaseed lại đưa giống vào các tỉnh ĐBSCL với giá rất cao và khống chế việc sản
xuất của các doanh nghiệp khác.
Vậy là, bao nhiêu công sức của hàng trăm chuyên viên kỹ thuật nông nghiệp ĐBSCL để mở ra vùng canh tác ước đạt 15 vạn hecta, đã không được Vinaseed đếm xỉa tới. Còn những điều kiện Vinaseed đưa ra đối với các doanh nghiệp ở ĐBSCL là cung cấp giống gốc, kiểm định đồng ruộng, kiểm nghiệm chất lượng hạt giống – làm sao thực hiện khi nhu cầu hiện nay trên 20.000 tấn giống/năm và còn tăng hơn nữa. Nếu lên đến 50.000 tấn/năm, có nghĩa là Vinaseed sẽ thu được ở nơi đây là 50 tỷ đồng/năm.
Hiện nay công ty này đang tích cực vận động các cơ quan, doanh nghiệp ở ĐBSCL ký vào thỉnh nguyện thư kêu gọi Vinaseed vào sản xuất giống ở ĐBSCL. Riêng DNTN Hồ Quang Trí (con ông Cua) cũng bị ông Đỗ Bá Vọng, phó tổng giám đốc, cùng một người khác, vào tận nhà (ngày 3/11/2016) “o ép ký vào văn bản công ty đã thảo sẵn với số liệu tự chế và không tưởng – nhưng chúng tôi đã không ký”, ông Cua nêu trường hợp gia đình mình.
Vì ý thức bảo vệ bản quyền hay lý do nào khác? Chỉ vì RVT được thanh lọc, chọn thuần với những ưu thế từ gạo thơm nhẹ, mềm, vị đậm và đặc biệt gạo có chiều dài 06mm, rộng 02mm phù hợp với quy định mới về gạo
nhập khẩu miễn thuế của Trung Quốc, nên có nhiều triển vọng xuất khẩu cao và được thị trường trong nước ưa thích. Ước tính vụ đông xuân 2016 – 2017, diện tích sản xuất giống RVT thấp nhất là 15 vạn hecta, riêng Sóc Trăng có phân nửa diện tích trồng RVT. Nhu cầu giống ở ĐBSCL là rất lớn, nên dù chỉ được phép sản xuất ở các tỉnh phía Bắc và Tây Nguyên, Vinaseed vẫn ra điều kiện với ĐBSCL. Ông Cua cho biết: thanh tra sở NN-PTNT của các tỉnh ĐBSCL chấp hành yêu cầu của Vinaseed đã làm thiệt hại cho đơn vị sự nghiệp có cùng sở chủ quản với mình, đồng thời làm thiệt hại cho nông dân rất nhiều: nhiềulô giống bị ách tắc, nhiều hợp đồng sản xuất giống của các đơn vị với nông dân bị bỏ dở, còn nông dân phải sử dụng giống có độ thuần kém bị thương lái hạ giá, chọn mua sau. Trong khi chính bản thân Vinaseed đem giống vào ĐBSCL bán bốn vụ vừa qua cũng không hợp pháp. Hiệp hội Thương mại giống cây trồng cảnh báo tương lai bất lợi cho ĐBSCL: tình trạng thiếu giống trầm trọng, tạo điều kiện cho một số cơ sở làm ăn bất chính sản xuất giống giả, kém chất lượng, dùng lúa lương thực làm lúa giống để bán tháo khắp nơi gây thiệt hại cho nông dân ĐBSCL. Nhận món quà RVT từ phó Thủ tướng, những người có công thanh lọc, thuần giống, nhân rộng và chia sẻ đã không hình dung có ngày mắc kẹt trong “Bản quyền”?
Văn hoá bản quyền bây giờ không quan trọng bằng nguồn thu 1.000 đồng/kg lúa giống! Nguồn thu này sẽ lớn lên khi thị trường Trung Quốc đang hút hàng RVT.
Trần Hoàng