Trên cây vải có những loại bệnh gì? Cách phòng chống các loại bệnh đó?

Hỏi: Trên cây vải có những loại bệnh gì? Cách phòng chống các loại bệnh đó?
Cây vải
Cây vải

Đáp:

Cho đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu đầy đủ về bệnh trên cây vải. Theo tài liệu của Trung Quốc có hơn 40 loại bệnh trong đó những bệnh gây hại nặng gồm: Mốc sương, bệnh loét, bệnh tảo, địa y, v.v…

Tác hại của bệnh mốc sương và cách phòng trừ

Bệnh mốc sương là bệnh nguy hiểm đối với vải. Tỷ lệ bệnh có lúc lên tới 30-70% gây hại trên quả làm cho quả thối và rụng. Ngoài ra bệnh còn hại lộc non, chùm hoa. Bệnh nặng làm cho chùm hoa bị thối, làm cho phần lớn hoa bị rụng, không đậu quả.

Bệnh thường gây hại đối với quả từ quả non cho đến quả già, nhất là trước lúc thu hoạch gây nên rụng quả trầm trọng. Bệnh mốc sương là do một loại nấm gây hại. Điều kiện thuận tiện cho nấm phát triển là: ẩm độ không khí cao và nhiệt độ cao (22 – 25 độ C). Hàng năm vào vụ xuân mưa liên miên, hay đến vụ thu hoạch quả gặp mưa, nấm này cũng phát triển nhanh nhất là trên các cây vải cành lá mọc chồng lên nhau hoặc trong tán cây rậm rạp.

Cách phòng trừ:

– Làm vệ sinh vườn vào mùa đông. Thu chặt các lá khô, rụng và các cành khô gom lại đem đốt. Dùng vôi quét cho gốc cây.

– Sau thu hoạch quả cắt tỉa cho cây thông thoáng. Cắt bỏ các cành già, cành yếu, cành mọc rậm rạp che khuất lẫn nhau trong tán, các cành bệnh v.v…

– Phun lưu huỳnh – vôi 0,3 -0,5 Bômê hay Bômê hay Boocđô 1% một lần vào vụ đông kết hợp làm vệ sinh vườn. Mùa xuân khi ra lộc cành non và ra nụ phun một lần để bảo vệ lộc xuân và nụ hoa. Thời kỳ quả non đến thu hoạch cứ 15 – 20 ngày phun thuốc một lần để bảo vệ quả.

+ Phun thuốc phòng:

Ở những vườn có bệnh mốc sương nghiêm trọng nên phun thuốc vào thừoi kỳ lộc xuân, thời kỳ ra nụ. sau khi đậu quả xong có thể phun định kỳ 15 ngày 1 lần cho đến lúc thu hoạch. Dùng các loại thuốc Upple 400 SC phun 10 ml / bình 16 lít Hay thuốc Haohao 600 WG Pha 20 gr/ bình 16 lít phun khi bệnh chớm xuất hiện .

Bệnh khô cành và phòng trừ?

Bệnh hại nhiều trên vải thiều Thanh Hà là chính thường vào mùa mưa tháng 5 khi quả vải bắt đầu phồng múi. Bệnh tiến triển nhanh làm quả rụng hàng loạt, sau đó cành bị khô, lan ra nhiều cành trên cây.

Chưa xác định được nguồn bệnh (có thể là Phomopsisspp.) và chưa có biện pháp phòng trừ triệt để. Trước mắt cắt các cành khô đem đốt

Cây ký sinh

Chủ yếu là địa y bám trên cành vải. Thường bị nhiều ở những cây già cỗi, lây lan do nước mưa mang bào tử đi.

Cách phòng trừ:

– Cắt tỉa cho cành thông thoáng, giảm bớt ký sinh trên cành.

– Cạo hết cây ký sinh bám trên cành.Phun Boocđô 1% để phòng trừ.